Theo nghiên cứu của giới khoa học Mỹ đã được công bố trong nửa đầu năm 1997 trên tạp chí Carcinogenesis do trường đại học Oxford xuất bản, thuốc lá có chứa xấp xỉ 600 thành phần, khi điếu thuốc được đốt lên sẽ tạo ra hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có ít nhất 69 hóa chất được xác nhận là nguyên nhân gây ung thư và nhiều hóa chất khác là siêu độc tố. Dù hút thuốc trực tiếp hay hút thuốc lá THỤ ĐỘNG thì cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Một đứa trẻ nếu ở cùng phòng với người hút thuốc lá trong vòng một giờ sẽ hấp thụ hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày.
Trẻ tiếp xúc thụ động với khói thuốc sẽ gây các rắc rối nghiêm trọng đặc biệt trên đường hô hấp vì đây là cơ quan đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
Ở các bé phải hút thuốc lá THỤ ĐỘNG sẽ gặp tình trạng viêm đường hô hấp tái phát thường xuyên, tình trạng bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong do phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, bị nhạy cảm hơn với các chất kích thích, chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố/ mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề về hô hấp đặc biệt là: Viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính.
– Viêm đường hô hấp dưới: Trẻ em hít phải khói thuốc lá- hút thuốc thụ động có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi. Các chuyên gia của Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe ước tính rằng Việt Nam mỗi năm khoảng 150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến hút thuốc lá THỤ ĐỘNG.
Những trẻ dưới 1 tuổi sống trong gia đình có người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp 2 lần những người không hút thuốc. Cộng thêm, các bé đó bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với trẻ không phải tiếp xúc với người hút thuốc trong gia đình.
– Hen phế quản: Khói thuốc lá là tác nhân kích thích trẻ bị hen bùng phát cơn khó thở/ co thắt phế quản. Ở trẻ bị hen sẽ làm tăng tiết đờm (đàm), giảm cử động của lông chuyển phế quản dẫn đến sự đào thải đờm trong đường thở của trẻ bị kém đi, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ của phổi. Vì vậy mà bệnh hen của trẻ đang bị hen sẽ nặng hơn và trẻ chưa từng bị hen sẽ có nguy cơ cao mắc Hen Phế Quản. Trẻ có bố mẹ hay sống trong gia đình có người hút thuốc lá nguy cơ xuất hiện cơn hen/ cơn khó thở/ co thắt phế quản hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những bé mà thành viên trong gia đình không hút thuốc. Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000-1 triệu trẻ em bị hen đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng hút thuốc.
– Viêm tai giữa cấp và mạn tính: Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai cấp và mạn tính, tăng tiết dịch tại tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế cho gia đình mà còn gây điếc ở trẻ em. Tình trạng đọng mủ trong tai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất thính giác, gây rắc rối về vấn đề phát âm và nhiều biến chứng khác. Điếc khi trẻ còn nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.
– Các bệnh đường hô hấp khác: hít phải khói thuốc làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng mức độ nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp nên những bé phải sống trong môi trường có khói thuốc hay bị viêm họng, viêm mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm khói thuốc. Những trẻ có tiếp xúc với khói thuốc cũng phải nạo VA và cắt Amidan nhiều hơn các trẻ khác.
– Ung thư: Theo BS. Nguyễn Tấn Hiền- Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Việt Nam, khẳng định rằng 95% những người ung thư phổi là do nguyên nhân hút thuốc lá và hút thuốc lá THỤ ĐỘNG. Những người hút thuốc lá THỤ ĐỘNG thì nguy cơ ung thư phổi cao gấp 1,5 lần so với người không phải tiếp xúc với khói thuốc.
Hãy bảo vệ đường hô hấp của con yêu đúng cách bằng biện pháp:
– Bỏ thuốc lá: lên kế hoạch bỏ thuốc, giảm số lần hút từ từ, kiểm soát căng thẳng, dành thời gian tập thể dục- thể thao- hạn chế sử dụng rượu bia- đồ uống kích thích, ăn uống lành mạnh ( Nên ăn nhiều các loại hoa quả như cam, quýt chứa nhiều Vitamin C giúp trị khô và thâm môi do hút thuốc lá. Ngoài ra, quế cũng là loại dược liệu giúp bạn kiểm soát cơn thèm thuốc lá hiệu quả ). Cai thuốc là thử thách vô cùng khó khăn nhưng hãy lấy động lực đó là sức khỏe của con, vừa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của chính bố mẹ.
– Không hút thuốc trong nhà: Nếu bố/ mẹ cảm thấy muốn hút thuốc ở nhà, hãy hút ngoài sân, ban công, sân thượng hoặc dành một phòng riêng để hút thuốc. Bố/ mẹ nên mặc thêm một áo khác bên ngoài để không bị mùi khói thuốc ám vào. Không cho phép con đến gần phòng hút thuốc hoặc những nơi bố mẹ đã hút thuốc. Nếu khách đến thăm nhà và muốn hút thuốc, hãy chỉ cho họ vị trí hút thuốc và yêu cầu hạn chế tiếp xúc với con bạn.
– Không mời hay nhận lời hút thuốc từ bạn bè/ đồng nghiệp: cai thuốc lá thực sự rất khó khăn nên bạn cần quyết tâm, tránh nhận lời mời hay tiếp xúc, ngồi cạnh những người đang hút thuốc vì rất dễ khiến bạn thèm và tái hút thuốc. Chia sẻ với những người bạn của mình về tác của thuốc lá để mọi người hiểu việc cai thuốc lá quan trọng như thế nào.
– Hạn chế để người hút thuốc tiếp xúc với trẻ: Mặc dù không phải lúc nào cũng thực hiện được điều này nhưng bố/ mẹ cố gắng hạn chế sự tiếp xúc ở mức tối đa nhé:
Hãy đưa bé đến vui chơi tại các tiệm cafe, nhà hàng, khu Trung tâm thương mại có luật cấm hút thuốc.
Tránh xa rạp chiếu phim, trung tâm giải trí hay bất cứ địa điểm nào được thoải mái hút thuốc.
Ngay cả ở những địa điểm cấm hút thuốc trong nhà thì vẫn có khả năng họ cho phép hút thuốc ở khu vực bên ngoài. Vì vậy hãy để con tránh xa khu vực hút thuốc hoặc giữ bé ở trong nhà.
Nếu hàng xóm xung quanh nhà bạn có hút thuốc: hãy hạn chế cho con sang đó chơi hay tiếp xúc với các bé có người nhà hút thuốc lá vì rất dễ khói thuốc vẫn bám trên quần áo/ đồ dùng của bé. Hãy chia sẻ với họ tác hại của hút thuốc lá Thụ Động để bảo vệ sức khỏe của tất cả các bé.
– Sau khi bố/ mẹ hút thuốc hãy vệ sinh miệng- họng trước khi nói chuyện, thay quần áo trước khi tiếp xúc với con. Thường xuyên làm sạch rèm cửa, thảm sàn, đệm/ ghế sofa, chăn màn, sử dụng các biện pháp khử mùi cho căn nhà của bạn.
– Hãy giáo dục con về sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động: Bố/
Hãy chung tay cùng Novothym- Bảo vệ đường hô hấp của con bạn
NOVOTHYM: “Kháng sinh” tự nhiên
Dịch chiết cỏ xạ hương (Thymus vulgaris) có tác dụng:
• Ức chế mạnh trên 30 chủng vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp
• Nhạy cảm nhất: S.pyogenes, S.mutans (2 vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở đường hô hấp)
– Tăng tính nhạy cảm của kháng sinh trên vi khuẩn
– Bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ có nguy cơ cao mắc viêm đường hô hấp trên: Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sau mổ, trẻ có suy giảm miễn dịch, trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống ô nhiễm, thời tiết chuyển mùa đông-xuân, …
– Ngăn chặn tiến triển của viêm đường hô hấp trên ngay từ lúc mới mắc
– Tăng cường miễn dịch cho trẻ, giảm nguy cơ tái phát viêm đường hô hấp trên
VÌ SAO MẸ NÊN CHỌN NOVOTHYM
Nguyên liệu nguồn gốc châu u đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế
Sản phẩm đảm bảo hiệu quả, an toàn cho trẻ nhỏ
Sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 HN trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP
Có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm và sức khỏe của bé, mẹ hãy để lại câu hỏi để được các dược sĩ tư vấn.
Chúc bé và gia đình thật nhiều sức khỏe!