Đau núm vú là một trong những than phiền phổ biến nhất của các bà mẹ trẻ.
Đau núm vú là nguyên nhân thường gặp khiến các bà mẹ ngừng cho con bú từ sớm. Trong phần lớn trường hợp, các sai sót kỹ thuật – ví dụ ngậm bắt vú không đúng cách – sẽ gây tổn thương núm vú, còn bé thì không thể bú cạn bầu sữa. Kết quả là vú bị cương, ống dẫn sữa bị tắc và nhiễm trùng xuất hiện.
Lý do từ mẹ:
– Tổn thương núm vú (do bé hoặc do máy hút sữa).
– Cương sữa (bầu vú quá đầy sữa).
– Tắc ống dẫn sữa.
– Mẹ quá nhiều sữa.
– Nhiễm trùng vú và núm vú.
– Bệnh ngoài da (ví dụ viêm da hay bệnh vẩy nến) gây tổn thương núm vú.
– Co thắt mạch máu núm vú, khiến lượng máu đổ về núm vú giảm.
Lý do từ con
– Dính phanh lưỡi, khiến bé khó di chuyển lưỡi một cách tự do và không thể hút sữa một cách hiệu quả.
– Chứng vẹo cổ khiến bé khó bú thoải mái ở cả hai bầu vú.
– Dị tật bẩm sinh ở miệng khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách.
– Lưỡi chuyển động không nhịp nhàng khiến việc hút sữa không hiệu quả.
Cần phân biệt chứng đau núm vú do chấn thương và hiện tượng núm vú nhạy cảm – biểu hiện sinh lý thường gặp trong thai kỳ, đạt đỉnh điểm 4 ngày sau khi sinh
Phân biệt nhạy cảm núm vú sinh lý và chấn thương núm vú
Núm vú nhạy cảm | Chân thương núm vú | |
Thời gian | Tự mât đi sau vài động tác mút của bé. | Tăng lên sau khi bé bắt đầu bú. |
Diễn biến | Giảm vào ngày thứ 4 sau khi sinh.Mất hoàn toàn khi bé 1 tuần tuổi. | Tồn tại dai dẳng.Kéo dài cả sau tuần thứ nhất. |
Nguyên nhân | Hiện tượng sinh lý. | – Do kỹ thuật bú không đúng: tư thế sai, ngậm bắt vú không đúng cách.– Làm vệ sinh vú quá mạnh, sử dụng các sản phẩm kích thích da.– Bị trẻ lớn cắn. |
Phòng ngừa chấn thương núm vú:
– Chọn tư thế đúng khi cho con bú và khuyến khích bé há miệng rộng khi ngậm bắt vú. Nếu bé chỉ mút núm vú, hãy nhẹ nhàng ngắt quãng cữ bú bằng cách đặt một ngón tay sạch vào góc miệng của bé hoặc ấn vào cằm và cho bé ngậm vú lại. Tìm cách thay đổi tư thế mỗi lần cho con bú để dàn trải áp lực lên những phần khác nhau của bầu vú.
– Cho bé bú thường xuyên hơn để tránh những lần bé bú quá mạnh.
– Sau khi cho bé bú, hãy vắt vài giọt sữa và dùng tay sạch nhẹ nhàng xoa lên núm vú. Sữa mẹ vừa làm dịu núm vú vừa làm giảm nguy cơ nhiễm trùng (không áp dụng biện pháp này nếu mẹ bị nấm núm vú).
– Hong khô núm vú trong không khí sau mỗi cữ bú và giữ cho núm vú khô ráo.
– Không dùng xà phòng mạnh để làm vệ sinh bầu vú.
– Can thiệp sớm nếu bé có dị tật phanh lưỡi.
– Trường hợp thường xuyên bị bé cắn, mẹ cần điều chỉnh tư thế bế sao cho miệng con mở rộng trong khi bú, như vậy bé sẽ khó cắn hơn. Mỗi khi bé cắn mẹ, hãy đặt ngón tay vào giữa núm vú và miệng bé và nghiêm giọng nói “Không được!”. Ngừng cữ bú và đặt bé nằm xuống giường. Bé sẽ hiểu là không nên cắn mẹ.
Đẩy nhanh quá trình liền thương ở núm vú:
– Luôn bắt đầu cho bé bú bên vú không bị tổn thương.
– Nếu núm vú bị nứt hay trầy da chảy máu, mẹ có thể bôi thuốc mỡ chứa 100% lanolin (mỡ lông cừu) ví dụ Nipcare,… rồi dùng miếng lót thấm sữa không dính phủ lên trên. Làm vậy giúp phòng ngừa nhiễm trùng núm vú và giữ cho phần bị tổn thương khỏi bị dính vào áo ngực. Cần đi khám bác sĩ nếu bạn nghĩ núm vú bị nhiễm trùng.
– Chườm mát hoặc chườm nóng nếu chườm giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Không được chườm đá.
– Nếu đau nhiều, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen trước khi cho con bú.
– Chứng đau vú thường cản trở mẹ cho con bú đến cạn bầu sữa, vì vậy cần dùng tay hoặc máy vắt cạn sữa. Cách làm này giúp núm vú mau lành và tránh tình trạng cương sữa.
🍀🍀🍀 NIPCARE
100% Lanolin tinh khiết nhập khẩu Úc, không chất bảo quản
🌺 Trị nứt núm vú cho phụ nữ đang cho con bú (Không cần vệ sinh đầu vú khi cho bé bú lại)
🌺 Phòng và điều trị da khô rát, nứt nẻ, đặc biệt là khô môi do dùng thuốc
🌺 Chống hăm hiệu quả