SỐT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Sốt còn được gọi là tăng thân nhiệt. Đây là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Sốt là dấu hiệu phổ biến mà ai cũng sẽ ít nhất 1 lần trải qua.
Nhiệt độ cơ thể bình thường 37°C của chúng ta có thể thay đổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ăn uống, tập thể dục, ngủ và thời gian trong ngày. Nhiệt độ cơ thể thường cao nhất vào khoảng 6 giờ chiều và thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng.
Nhiệt độ cơ thể cao, hoặc sốt, là một trong những cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể tăng quá cao, trong trường hợp đó, sốt trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng. Ngoài ra, các yếu tố khác như chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.

Hiểu biết về sốt sẽ giúp chúng ta theo dõi tình trạng bệnh và điều trị đúng cách.
Nguyên nhân:
– Nhiễm trùng, bao gồm cúm, cảm lạnh thông thường và viêm phổi, thủy đậu
– Một số xuất hiện sau chủng ngừa như bạch hầu hoặc uốn ván (ở trẻ em)
– Mọc răng (ở trẻ sơ sinh)
– Một số bệnh viêm, bao gồm viêm khớp dạng thấp…
– Do các cục máu đông
– Ngộ độc thực phẩm
– Say nắng, luyện tập thể dục thể thao quá sức kéo dài

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
– Đổ mồ hôi
– Rùng mình, ớn lạnh
– Đau đầu, đau cơ, tăng nhạy cảm với đau
– Mất nước: khô miệng, khô môi
– Chán ăn
– Buồn ngủ, thờ ơ
– Thiếu tập trung
– Nếu sốt cao, cơ thể sẽ cực kỳ khó chịu, mê sảng và co giật.

Phân loại sốt: 
– Theo mức độ nghiêm trọng
+ Loại thấp: 38°C – 39°C
+ Loại vừa phải: 39.1°C- 40°C
+ Loại cao: 40.1°C – 41.1°C

– Theo chiều dài thời gian. Sốt có thể là:
+ Dưới cấp tính nếu kéo dài dưới 7 ngày
+ Cấp tính nếu kéo dài đến 14 ngày
+ Mạn tính hoặc dai dẳng, nếu kéo dài hơn 14 ngày
+ Sốt tồn tại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần mà không có lời giải thích được gọi là sốt có nguồn gốc không xác định (FUO).

Chẩn đoán: một người được coi là bị sốt nếu
– Nhiệt độ trong miệng là hơn 37,7 ° C.
– Nhiệt độ trong trực tràng (hậu môn) là hơn 37,5 – 38,3 ° C.
– Nhiệt độ dưới cánh tay hoặc bên trong tai là hơn 37,2 C.
Bởi vì sốt là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh nên khi bác sĩ xác nhận có nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ yêu cầu 1 số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, có thể là: . xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang…

Co giật do sốt ở trẻ em:
– Trẻ em có thân nhiệt cao có thể bị co giật do sốt, hầu hết trong số này không nghiêm trọng và có thể là kết quả của nhiễm trùng tai, viêm dạ dày ruột, virus đường hô hấp hoặc cảm lạnh. Ít phổ biến hơn, co giật do sốt có thể được gây ra bởi một thứ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng thận hoặc viêm phổi.
– Co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi và ảnh hưởng đến bé trai thường xuyên hơn bé gái. Co giật xảy ra do nhiệt độ cơ thể tăng quá nhanh và duy trì trong một thời gian dài. Có hai loại co giật do sốt:
1️⃣ Co giật do sốt đơn giản – cơn co giật kéo dài không quá 15 phút (trong hầu hết các trường hợp dưới 5 phút) và không xảy ra nữa trong khoảng thời gian 24 giờ.
Hầu hết các cơn co giật do sốt là loại này. Triệu chứng: cơ thể trở nên cứng và tay và chân bắt đầu co giật, bệnh nhân mất ý thức (nhưng mắt vẫn mở), nhịp thở không đều, và trẻ có thể đi tiểu, đại tiện hoặc cả hai. Cũng có thể bị nôn.
2️⃣ Co giật do sốt phức tạp – cơn co giật kéo dài hơn, trở lại thường xuyên hơn và có xu hướng không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, mà chỉ là một phần của cơ thể.
– Loại co giật này là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm nhiều hơn so với co giật do sốt đơn giản.
– Trong trường hợp này nên đưa bé đến cơ sở y tế. Nhiệt độ có thể được kiểm soát bằng paracetamol hoặc Ibuprofen ( Profen). Nếu cần thiết, một thuốc chống co giật, chẳng hạn như natri valproate hoặc clonazepam có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thêm.

Điều trị:
– Chăm sóc cho bệnh nhân bị sốt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Sốt nhẹ không có triệu chứng nào khác thường không cần điều trị y tế. Chúng ta chỉ uống nước/ bù điện giải và nghỉ ngơi đủ để chống lại cơn sốt.
– Khi bị sốt kèm theo các triệu chứng như cơ thể khó chịu hoặc mất nước, có thể hỗ trợ thêm bằng cách:
+ Đảm bảo nhiệt độ phòng nơi người nghỉ ngơi thoải mái
+ Tắm hoặc lau người thường xuyên bằng nước ấm
+ Dùng paracetamol hoặc Ibuprofen ( Profen)
+ Uống nhiều nước, sử dụng chế phẩm bù nước và điện giải Oresol

– Các thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen ( Profen) có thể giúp hạ sốt. Đây là sản phẩm có sẵn được bán ở hầu hết các nhà thuốc.
– Nếu sốt là do nhiễm vi khuẩn ( Sốt cao và có xu hướng càng ngày càng tăng) chúng ta cần đi khám bác sĩ để có thể kê toa thêm kháng sinh.
– Nếu sốt là do cảm lạnh, cúm, nguyên nhân là do nhiễm virus, sốt nhẹ hơn nhiễm vi khuẩn và có xu hướng giảm dần trong vài ngày, các thuốc hạ sốt kể trên như Ibuprofen ( Profen) có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus và sẽ không được bác sĩ kê toa cho nhiễm virus.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp, sốt có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời. Cần đến gặp bác sĩ nếu:
1️⃣ Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ khoảng 38 ° C, thì ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường.
2️⃣ Trẻ 3 ​​đến 6 tháng tuổi, có nhiệt độ khoảng 38,9 ° C, và có vẻ khó chịu bất thường, thờ ơ, quấy khóc.
3️⃣ Trẻ 6 đến 24 tháng tuổi, có nhiệt độ cao hơn 38,9 ° C, kéo dài hơn một ngày.
4️⃣ Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên và người lớn có nhiệt độ cơ thể vượt quá 39° C, bị sốt hơn ba ngày, có vẻ bồn chồn hay cáu kỉnh.

Nên đi khám càng sớm càng tốt nếu bị sốt kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
– Đau đầu dữ dội
– Cổ họng sưng
– Phát ban da
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Đau cổ và cứng cổ
– Nôn mửa kéo dài
– Bơ phờ hoặc cáu kỉnh
– Đau bụng, đau ngực
– Đau khi đi tiểu
– Yếu cơ, cảm thấy kiệt sức
– Khó thở
– Co giật
– Ảo giác
– Quấy khóc không ngừng (ở trẻ em)

Biện pháp ngăn chặn cơn sốt?
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sốt. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp giảm tiếp xúc của bạn:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người khác.
– Tránh chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của bạn. Làm như vậy sẽ giúp virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng hơn và gây nhiễm trùng.
– Che miệng khi ho và mũi khi hắt hơi.
– Tránh dùng chung cốc, ly và dụng cụ ăn uống với người khác.

Lưu ý: 
Hai loại thuốc hạ sốt thường dùng gồm có Ibuprofen và Paracetamol (thuộc nhóm NSAIDs, chúng ức chế tổng hợp prostaglandin synthetase, do đó làm tăng quá trình thải nhiệt, giảm quá trình sinh nhiệt). Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc bất kỳ.
– Chúng ta không nên tự cho trẻ sử dụng đồng thời Ibuprofen và Paracetamol. Không có bằng chứng cho thấy kết hợp các loại thuốc làm hạ sốt nhanh hơn.
– Đừng cho trẻ dùng aspirin (ASA, acid acetylsalicylic). Trẻ em uống aspirin có thể mắc hội chứng Reye, một căn bệnh đe dọa tính mạng gây sưng não và các vấn đề khác.
– Luôn luôn kiểm tra các thông tin trên vỏ hộp thuốc hoặc hướng dẫn sử dụng cẩn thận, hãy chắc chắn rằng bạn cho trẻ uống đúng liều lượng (liều của trẻ em khác với người lớn). Liều lượng này được dựa trên tuổi và cân nặng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về liều dùng.
– KHÔNG sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ em dưới 16 tuổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi cho trẻ bị hen phế quản sử dụng Ibuprofen.

0936 932 426